Thuế là khoản nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và đóng thuế là trách nhiệm của doanh nghiệp. Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật, làm mất trật tự quản lý kinh tế của nhà nước. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp bất chấp lợi ích mà thực hiện các hành vi gian lận, trốn thuế.
Đơn cử hành vi doanh nghiệp trốn thuế:
Ngày 6/11, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông N.V.T (ngụ thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc) về tội "Trốn thuế".
Theo kết quả điều tra, giai đoạn năm 2016-2022, hoạt động kinh doanh vận tải của ông N.V.T mang lại doanh thu hơn 76 tỷ đồng. Tuy nhiên, để trục lợi cá nhân, ông này đã cố tình ghi giá trị trên từng liên của hóa đơn bán hàng khác nhau, nhằm giảm số tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định tổng số tiền trốn thuế của ông N.V.T là hơn 3,3 tỷ đồng, gây thiệt hại lớn cho ngân sách địa phương.
Trốn thuế là việc người nộp thuế cố tình không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền thuế về ngân sách nhà nước theo quy định. Theo đó, người nộp thuế thực hiện các phương thức không được pháp luật cho phép để giảm số tiền thuế phải nộp hoặc không nộp thuế.
Theo quy định, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Đồng thời, người đại diện pháp luật có trách nhiệm đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác.
Ngoài ra, theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật có những trách nhiệm sau:
➨ Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp trốn thuế, người đại diện theo pháp luật sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi trốn thuế của doanh nghiệp. Những cá nhân khác trong doanh nghiệp (như kế toán hoặc những người khác có trách nhiệm đối với nghĩa vụ thuế) cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi trốn thuế này, nhưng người chịu trách nhiệm chính vẫn là người đại diện pháp luật của công ty.
Hiện nay, có không ít doanh nghiệp đã và đang tìm cách tránh nghĩa vụ nộp thuế. Trong đó, các vi phạm thường gặp liên quan đến hành vi trốn thuế của doanh nghiệp có thể kể đến như:
➨ Sử dụng hóa đơn hoặc chứng từ không hợp pháp, cụ thể:
➨ Không lập hóa đơn đúng quy định, cụ thể: Ghi giá trên hóa đơn và báo cáo doanh thu thấp hơn so với giá bán thực tế. Hành vi này thường xảy ra trong các ngành kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, vận tải tư nhân, xăng dầu, vật liệu xây dựng, bán ô tô, xe máy…
➨ Không ghi chép đúng và đủ nội dung trong sổ kế toán.
Người có nghĩa vụ nộp thuế chỉ ghi lại một phần, không khai báo hoặc khai báo sai các giao dịch kinh tế chủ yếu để sử dụng cho việc khai thuế. Mục đích để giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm...
Pháp luật về quản lý thuế đã quy định một số biện pháp và chế tài để xử lý các hành vi vi phạm tương ứng. Có 2 hình thức xử lý hành vi trốn thuế trong các doanh nghiệp là xử lý hành chính và xử lý hình sự. Việc quyết định xử phạt doanh nghiệp theo hình thức nào sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm của doanh nghiệp.
1. Tóm tắt mức phạt dành cho cá nhân, người đại diện pháp luật có hành vi trốn thuế
Cá nhân, người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phạm tội trốn thuế sẽ bị xử phạt như sau:
2. Tóm tắt mức phạt dành cho doanh nghiệp có hành vi trốn thuế
➨ Mức xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp trốn thuế
➨ Mức xử phạt hình sự
>> Doanh nghiệp có thể xem chi tiết mức xử phạt hành chính và mức xử phạt hình sự đối với hành vi trốn thuế tại bài viết “Mức xử phạt hành vi trốn thuế của doanh nghiệp” của Anpha.
3. Ví dụ về xử phạt doanh nghiệp trốn thuế
Cuối năm 2023, Tổng cục Thuế đã quyết định xử phạt “Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 2 (PECC2)” vì vi phạm hành chính liên quan đến thuế sau khi tiến hành kiểm tra thuế các năm 2020, 2021 và 2022 của công ty này.
Sau khi phát hiện Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 2 chưa nộp tờ khai thuế GTGT tháng 12/2021 mặc dù tiền thuế được nộp đúng hạn, cơ quan thuế đã rà soát và phát hiện các sai phạm khác về thuế và ra quyết định xử phạt công ty này gần 401 triệu đồng vì vi phạm hành chính.
Ngoài ra, công ty cũng phải nộp lại đầy đủ thuế TNDN, thuế TNCN, thuế GTGT cho các năm tương ứng và trả thêm khoản tiền chậm nộp thuế. Tổng cộng, số tiền phạt và chậm nộp thuế lên đến gần 2,1 tỷ đồng. Đây là mức xử phạt đối với công ty có hành vi trốn thuế nhưng có tình tiết giảm nhẹ, cụ thể là đã chủ động và tự nguyện khắc phục hậu quả chứ không cố tình trốn thuế.
Có thể thấy, trốn thuế không chỉ mang lại tổn thất cho ngân sách nhà nước mà còn gây hậu quả và tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp khi bị phát hiện, xử phạt. Vì vậy, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm các quy định về thuế đồng thời trung thực, minh bạch trong công tác kế toán.