Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Là cơ sở để xác định việc xây dựng có vi phạm pháp luật không, có đủ điều kiện để thi công hay không?
Giấy phép xây dựng hạ tầng trong khu công nghiệp sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép. Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có thể phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
Theo Khoản 2 Điều 103 Luật xây dựng 2014 sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về thẩm quyền cấp phép xây dựng như sau:
“2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.”
Hiện nay không có văn bản quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Mà dựa vào quy định tại Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP và khoản 15 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới, trong đó:
Đối với công trình không theo tuyến, hồ sơ gồm:
Đối với công trình theo tuyến, hồ sơ gồm:
Thủ tục cấp Giấy phép xây dựng hạ tầng khu công nghiệp được thực hiện theo Điều 102 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Tùy vào từng trường hợp xây dựng mới, xây theo giai đoạn hay sửa chữa, di dời… mà chủ đầu tư chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định từ Điều 42 đến Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Tuy nhiên, hồ sơ xin giấy phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo đáp ứng các quy định chung gồm:
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
Bước 4: Cấp Giấy phép xây dựng hạ tầng khu công nghiệp
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.
Xây dựng thi công mà không có Giấy phép xây dựng hạ tầng khu công nghiệp có thể bị phạt tối đa 140.000.000 đồng. Đồng thời, buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi thi công xây dựng không có giấy phép xây dựng. Bên cạnh đó, ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Đối với hành vi xây dựng mà không xin phép, tức không có giấy phép xây dựng bị xử phạt theo Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, cụ thể:
“Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
Ngoài ra, hành vi xây dựng mà không xin phép còn có thể bị xử phạt tiếp cụ thể:
“Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với thi công xây dựng công trình không có giấy phép hoặc xây dựng sai nội dung giấy phép được cấp thì mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thi công xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng sai nội dung giấy phép được cấp mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.0000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.”